CHUYỂN ĐỔI SỐ
Gỡ khó trong chuyển đổi số khu vực kinh tế tư nhân và hợp tác xã
24/01/2022 10:04:47

Để giúp hợp tác xã và khu vực kinh tế tư nhân gỡ nhó trong việc thực hiện chuyển đổi số cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, hợp tác xã và người dân về sự cấp thiết và lợi ích thiết thực của chuyển đổi số.

Đến nay, thị xã Kinh Môn có 52 hợp tác xã với 1.242 thành viên, giải quyết việc làm cho 708 lao động. Doanh thu bình quân một hợp tác xã ước đạt 468 triệu đồng/năm. Trong thời gian qua, nhất là tác động từ dịch bện cô vít 19, các hợp tác xã và khu vực kinh tế tư nhân đã áp dụng chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả hoạt động, nhất là khâu kết nối tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, thực tiễn việc triển khai chuyển đổi số đối với khu vực này còn gặp khó khăn.

Hiện nay, tỉnh chưa có cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác xã chuyển đổi số, nhiều hợp tác xã chưa thực hiện ứng dựng công nghệ số vào hoạt động. Cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước chưa được cụ thể hóa kịp thời, thiếu đồng bộ. Nhận thức về chuyển đổi số của chủ tịch hội đồng quản trị, xã viên hợp tác xã còn hạn chế. Nhiều hợp tác xã còn lúng túng trong việc xác định phương hướng sản xuất, kinh doanh và các giải pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Một khó khăn khác về nguồn nhân lực: Đa số các hợp tác xã thiếu nguồn nhân lực công nghệ cao. Thu nhập của thành viên còn thấp, chưa thu hút được thành viên và người lao động gắn bó, tích cực xây dựng Hợp tác xã. Cán bộ quản lý điều hành Hợp tác xã trên cơ sở uy tín và kinh nghiệm tích luỹ từ những hoạt động thực tế, chưa được đào tạo bài bản. Một số cán bộ quản lý tuổi đời cao, trình độ chuyên môn còn hạn chế, nên việc thực hiện nên việc áp dụng các công nghệ thông tin chậm, chuyển đổi số còn gặp nhiều khó khăn. Đại đa số các hợp tác xã trên địa bàn quy mô nhỏ, khó khăn về cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị hạn chế, nhiều hợp tác xã không có máy tính, mạng internet, kết nối thiết bị, phần mềm ứng dụng... do thiếu nguồn lực tài chính. Việc thực hiện chuyển đổi số cần tốn nhiều kinh phí để đầu tư trang thiết bị, máy móc. Nguồn kinh phí của hợp tác xã còn hạn chế, thiếu vốn hoạt động, nhiều hợp tác xã chưa tiếp cận được các chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi.

Để giải quyết những khó khăn trên, giúp hợp tác xã và khu vực kinh tế tư nhân gỡ nhó trong việc thực hiện chuyển đổi số cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, hợp tác xã và người dân về sự cấp thiết và lợi ích thiết thực của chuyển đổi số.

Thị xã Kinh Môn đề nghị tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ, kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức tập huấn để các hợp tác xã tiếp cận tham gia chuyển đổi số nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị. Đặc biệt là nó sẽ giúp cho hợp tác xã nói chung và hợp tác xã nông nghiệp nói riêng tìm kiểm được một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực. Hỗ trợ cho các hợp tác xã xây dựng thương hiệu và xây dựng trang web để quảng bá, giới thiệu sản phẩm./.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử thị xã Kinh Môn
 
Các tin cũ hơn
Bốn bài hát hay nhất về Hải Dương

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ THĂNG LONG  - THỊ XÃ KINH MÔN

Trưởng Ban Biên tập: Trần Văn Khải - Phó chủ tịch UBND xã

Địa chỉ: xã Thăng Long, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 

Email: ubndxathanglong34@gmail.com

 
Số lượt truy cập
Đang truy cập: 3
Hôm nay: 6
Tất cả: 15,502